Những thuật ngữ trên kem chống nắng có nghĩa gì?

Mặc dù có thể bạn đã và đang sử dụng kem chống nắng mỗi ngày. Tuy nhiên, rất có thể bạn chưa biết đến hết một số khái niệm liên quan đến sản phẩm này. Dưới đây là 15 điều trong số đó.

Có biết sự khác biệt giữa các tia UVA và UVB? Sự khác biệt của sản phẩm không dùng dưới nước và chống thấm nước là gì? Hạt nano là gì và làm thế nào để chúng ảnh hưởng đến bạn? Cùng khám phá ngay dưới đây bạn nhé!

#1. SPF (Sun Protection Factor)
SPF là chỉ số chỉ ra thời gian da được bảo vệ tối đa dưới tác động của tia UVB. . Ví dụ, nếu da bình thường có thể bị đốt cháy sau 10 phút tiếp xúc với ánh mặt trời thì khi bạn sử dụng kem chống nắng với chỉ số SPF 15, kem chống nắng sẽ bảo vệ da bạn một thời gian lâu gấp 15 lần so với không sử dụng kem chống nắng.

#2. UVA (tia cực tím bước sóng A)
Tia UVA chiếm đến 95% các bức xạ UV tới bề mặt của trái đất. Do đó, chúng có thể xâm nhập vào sâu trong da và đóng một phần quan trọng trong việc khiến da lão hóa và xuất hiện những nếp nhăn.

#3. UVB (tia cực tím bước sóng B)
Tia UVB hoạt động mạnh mẽ trong khoảng thời gian từ 10:00-4:00, gây đỏ da và cháy nắng. Nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của ung thư da.

#4. BROAD SPECTRUM (Chống nắng phổ rộng)
Có nghĩa là kem chống nắng có thể bảo vệ chống lại cả hai tia UVA và UVB.

#5. CHEMICAL SUNSCREEN (Kem chống nắng hoá học)
Kem chống nắng hóa học hoạt động như một màng lọc hóa học để hấp thụ ánh sáng tia cực tím. Các thành phần trong kem gồm avobenzone, oxybenzone, Mexoryl SX và XL và Tinosorb M.

#6. MINERAL SUNSCREEN (kem chống nắng vật lý)
Kem chống nắng vật lý có khả năng bảo vệ làn da của bạn khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách làm chệch hướng hoặc chặn tia nắng mặt trời với oxit lọc khoáng kẽm và titanium dioxide. Những sản phẩm loại này được cho là lành tính hơn kem chống nắng hóa học vì chúng không xâm nhập vào da và chứa ít chất kích thích cũng như chất gây dị ứng.

#7. PHOTOSTABLE
Photostabili còn được gọi là tính ổn định quang có nghĩa là khả năng hoạt chất chống tia cực tím (UV) của kem chống nắng không bị suy giảm hay bị phá vỡ khi tiếp xúc với ánh mặt trời.

#8. WATER-RESISTANT (Chống nước)
Kem chống nắng vẫn có thể tồn tại trên da sau 40 đến 80 phút tiếp xúc với nước. FDA chỉ cho phép các sản phẩm ghi chú là có khả năng “chịu nước” trên nhãn kem chống nắng bởi không có sản phẩm nào có thể được khẳng định là “không thấm nước”.

#9. Nanoparticals
Một vài loại kem chống nắng chứa các hạt nano từng được cho là gây hại đến sức khỏe người sử dụng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng các hạt nano đều được coi là an toàn.

#10. Noncomedogenic
Nghĩa là sản phẩm ấy sẽ không làm tắc nghẽn lỗ chân lông, một yếu tố quan trọng khi lựa chọn kem chống nắng nếu bạn có làn da nhạy cảm hoặc bị mụn nhờn.

#11. MELANOMA (U sắc tố)
Đây là một loại ung thư da nguy hiểm và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong.

#12. SUN SPOTS
SUN SPOTS được hiểu là những đốm nhỏ màu nâu hoặc màu đen xuất hiện trên những vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là mặt, tay, vai và cánh tay. Nó còn được gọi là đốm đồi mồi, đốm nâu…

#13. FREE RADICALS (Các gốc tự do)
Các gốc tự do là các phân tử không ổn định. Ánh nắng mặt trời thường tạo ra các gốc tự do và đây cũng là nguyên nhân gây lão hóa sớm.

#14. PHOTOAGING (Lão hóa)
Thường là khái niệm chỉ những thiệt hại cho cơ thể và làn da do tiếp xúc kéo dài với tia UVA và UVB.

#15. ANTIOXIDANTS (Chất chống oxy hóa)
Trung hòa các gốc tự do. Khi kết hợp với kem chống nắng mạnh, chất chống oxy hóa sẽ bảo vệ làn da bạn chống lại ánh mặt trời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.